Ở Việt Nam, cà phê là một trong những loại cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk,… Sau khi được trồng, khoảng 3 - 5 năm cà phê sẽ bắt đầu ra quả. Quả cà phê khi chín sẽ được hoạch và trải qua một quá trình chế biến dài trước khi được sử dụng để pha ra những ly cà phê thơm ngon hấp dẫn. Đối với những người sành cà phê, chắc hẳn đã không còn xa lạ với cà phê nhân sau khi tách vỏ. Vậy bạn có biết cà phê nhân xô là gì? Hãy cùng Alpha Coffee tìm hiểu rõ hơn về loại cafe đặc biệt này.
Cà phê nhân xô hay cà phê nhân, cà phê xô, cà phê sống,…là loại cafe chỉ trải qua khâu tách vỏ mà được chế biến hoặc xử lý. Hay nói cách khác, cafe nhân xô là là một loại cafe thô.
Để có được cà phê nhân, những quả cà phê chín đỏ sẽ được thu hoạch và đem đi phơi khô. Sau đó là trải qua quá trình sấy và được bóc vỏ. Từ đây sẽ cho ra cafe nhân xô. Cà phê nhân sau đó phải qua những khâu chế biến khác như: sàng lọc, rang, xay,…thì mới cho ra thành phẩm cà phê được bán và sử dụng trên thị trường.
Khi chưa được rang xay, hạt cà phê nhân không có mùi thơm và hương vị đặc biệt mà chỉ chứa các thành phần dinh dưỡng như: cafein, chất béo, protit, khoáng chất Magie và Kali,...Những chất dinh dưỡng này có hàm lượng rất cao trong cà phê nhân xô, sau khi được rang xay thành phẩm thì sẽ giảm đi do tác động của nhiệt độ. Vì độ ẩm của cà phê nhân khá thấp nên thời gian để bảo quản rất dài chứ không chỉ có 2 - 3 ngày như cà phê pha hoặc 1 - 2 tuần như cà phê rang xay.
Dựa vào kích thước, giống và cách sơ chế, cà phê nhân xô được phân loại như sau:
- Về kích thước: Dựa vào kích thước, cà phê nhân được chia thành 3 loại, mỗi loại được sử dụng để chế biến thành những sản phẩm khác nhau. Loại 1: cà phê nhân kích thước lớn chất lượng cao sàng 16, sàng 18, sàng 20 thường được dùng để làm cà phê hạt rang; Loại 2 cà phê có kích thước vừa, sàng 14, sàng 15 được sử dụng để làm nguyên liệu trộn với cà phê loại 1 để giảm giá thành cung cấp; Loại 3 hạt cà phê nhân có kích thước nhỏ sàng 13, thường được dùng để làm cà phê hòa tan.
- Về giống: Dựa vào giống, cà phê nhân cũng được chia thành ba loại chính. Đó là: cà phê nhân Arabica, cà phê nhân Robusta và cà phê nhân culi.
- Về sơ chế: Dựa vào cách chế biến, cà phê nhân sẽ được chia thành hai loại. Bao gồm: cà phê nhân chế biến khô và cà phê nhân chế biến ướt.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cà phê nhân xô là gì và qua đó cũng hiểu rõ hơn về đặc điểm của loại café này.
BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ CÀ PHÊ SẠCH NGUYÊN CHẤT? Cà phê sạch nguyên chất 100% luôn là nhu cầu không thể bỏ qua...
Để nhận biết cà phê rang đúng chuẩn hay không, có thể dựa vào 04 yếu tố: đặc điểm bên ngoài, hương vị, màu sắc...
Cà phê xanh có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa caffein và axit chlorogenic, là những chất quan trọng giúp ngăn chặn quá...
Với mùi vị thơm và khác hẳn so với các loại hạt cà phê rang xay thông thường, cafe nhân xanh đang ngày càng được ưa...
Cafe là một loại thức uống chứa ít calo nhưng không phải ai cũng biết cách uống cà phê như thế nào để mang lại...
Cà phê được yêu thích trên khắp thế giới và gần như là thức uống không thể thiếu hàng ngày đối với nhiều...
Cà phê culi còn được gọi là Peaberry, là loại cafe đặc biệt cả về hình thức lẫn hương vị, với hàm lượng caffein...
Nhiều phụ nữ có thói quen uống cafe hàng ngày nhưng khi mang thai, cơ thể có sự thay đổi và cần kiêng cử nhiều thứ...
Cà phê có thể được chế biến với nhiều nguyên liệu, bao gồm cả sữa tươi, sữa đặc hay còn có loại café sữa gói...
Ít ai biết rằng, bã cafe có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với cả việc chăm sóc cơ thể và nhà cửa, từ làm...
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như: lòng đỏ trứng, cà phê, sữa đặc, mật ong là bạn đã có thể tự tay chế...
Cà phê ngon hay không còn tùy vào khẩu vị của mỗi người nhưng các quốc gia trên thế giới đều có những cách thưởng...